Tìm hiểu cách đóng trần thạch cao đơn giản, dễ làm, bền đẹp

Hạng mục trần thạch cao đã không còn xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết cách đóng trần thạch cao lại không phải quá đơn giản như nhiều người vẫn tưởng, muốn đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình thì đơn vị thi công phải có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm cao.

Do đó, nhằm giúp anh em thầu thợ và quý anh chị bạn đọc có một công trình chất lượng nhất, sau đây Trần Nhà VIP xin gửi đến mọi người bài viết về cách thi công trần thạch cao chuẩn nhất. Hy vọng sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho mọi người.

Có mấy loại trần thạch cao hiện nay?

Trước khi bước vào thi công trần thạch cao, bạn phải biết rằng trần thạch cao hiện nay được chia làm 2 loại chính: thứ nhất là trần thạch cao thả và thứ 2 là trần thạch cao chìm. Hai hạng mục này có những điểm chung và những đặc điểm riêng nhất định, vì vậy mà cách thi công cũng khác nhau.

1. Đặc điểm của trần thạch cao chìm

Để biết về cách đóng trần thạch cao chuẩn chỉnh nhất, đầu tiên chắc chắn bạn phải hiểu đặc điểm của hệ trần đó. Về cơ bản, trần thạch cao chìm là một loại trần thạch cao có cấu tạo từ khung xương trần chìm và các tấm thạch cao, sau khi thi công khung xương được che kín.

Điểm nổi bật của hệ trần này là linh hoạt và dễ tạo hình, bất cứ yêu cầu nào về thẩm mỹ của gia chủ cũng có thể đáp ứng khi thi công hệ trần này. Cũng vì vậy mà trần chìm thường được rất nhiều người ưa chuộng. Anh em thợ thầu nên nắm kỹ cách thi công hệ trần này để có thể nhanh chóng áp dụng.

Tìm hiểu cách đóng trần thạch cao
Tìm hiểu cách đóng trần thạch cao chìm đẹp nhất 2022

2. Đặc điểm của trần thạch cao thả nổi

Trần thạch cao thả hay còn thường được gọi là trần thạch cao khung xương chìm, là hệ trần được làm từ khung xương trần thả chuyên dụng, thanh chính, thanh phụ và các tấm thạch cao 600×600 mm (60×60 cm).

Cách đóng trần thạch cao thả đơn giản hơn trần chìm, phù hợp với những gia chủ muốn có một không gian đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tiện ích. Tìm hiểu về cách đóng trần thạch cao thả, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy được đây là một hệ trần có tải trọng nhẽ và dễ thi công, cực kỳ linh hoạt bảo trì bảo dưỡng, giúp che đi các khuyết điểm của công trình

Đóng trần thạch cao thả
Đóng trần thạch cao thả đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí

Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao chuẩn cho nhà bền đẹp

Vật tư và cách đóng trần thạch cao chìm chuẩn nhất

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách đóng trần thạch cao, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật tư thạch cao bao gồm:

  1. Vật tư thi công trần thạch cao tại khu vực miền Nam bao gồm:
    1. Khung xương chính và phụ (U gai)
    2. Tấm thạch cao
    3. V góc
    4. Ty treo hoặc sử dụng v góc
    5. Vít tự khoan, đinh, băng keo lưới
    6. Tender, Take sắt Ø8 mm
    7. Đồ nghề thi ng thạch cao
  2. Vật tư thạch cao khu vực miền Bắc cần có 7 loại:
    1. Xương Cá ( xương chính)
    2. U gai ( xương phụ)
    3. V góc
    4. Tấm thạch cao
    5. Đạn nở, Ecu, long đen
    6. Ty ren Ø6 hoặc Ø8 mm
    7. Tender, vít, đinh
cách thi công trần thạch cao
Cách đóng trần thạch cao chuyên nghiệp

A – Cách đóng trần thạch cao chìm chuẩn theo 8 bước

Bước 1: Xác định cao độ của trần

Để công trình trần thạch cao trở nên bền và có tính thẩm mỹ cao nhất, đầu tiên bạn cần xác định chính xác cao độ của trần thông qua đô đạc bị trí. Một cách đơn giản, thợ thi công thường lấy dấu chiều cao bằng ống nivo hoặc lấy bằng máy laser. Sau khi đánh dấu vị trí, hãy búng mực lên vách hoặc cột để xác định vị trí của thành viền tiền. Thông thường, thợ thi công sẽ vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

cách đóng trần thạch cao
Mô tả chiều cao lý tưởng của trần nhà cho từng dạng nhà

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường

Tùy từng loại vách tường và không gian lắp đặt mà quý khách chọn mũi khoan hoặc búa để đóng đinh thép phù hợp, nhằm mục đính cố định thanh viền tường vào tường hoặc vách tường.

Về cơ bản, không phải loại tường nào cũng giống nhau, do đó, khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan tiêu chuẩn không nên vượt quá 300 mm. Đặc biệt, khoảng cách này phải đảm bảo sự đồng đều.

Bước 3: Xác định điểm treo ty

Sau khi tính khoảng cách lỗ đặt nở đạn, cần tiến hành xác định điểm treo ty theo nguyên tắc sau:

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm

Quý khách lưu ý sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào dàn bê tông. Các ty treo này sẽ liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm, lựa chọn Ty Ren phi 8mm hoặc phi 10mm. Lưu ý là tiren cần dược cắt đúng theo chiều dài và cao độ trần. Bạn cần lắp tiren vào tacke đạn sau đó mới dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã được khoan sẵn trên sàn bê tông

cách đóng trần thạch cao
Tìm hiểu cách đóng trần thạch cao mới nhất 2022

Bước 4: Cách đóng trần thạch cao chìm – Cách lắp đặt thanh chính trần thạch cao

Sau bước 4, bạn hãy tiến hành lắp đặt các thanh chính lên ty treo chịu lực và thanh phụ lên thanh chính bằng khoá liên kết và các vít tự khoan. Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn trực tiếp u gai vào thanh xương cá chịu lực.

Khoảng cách tối đa giữa các thanh chính không cố định mà có thể dao động từ 80 – 120 cm, miễn là phù hợp với tùy từng loại thanh. Sau đó, tiến hành liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính, đặc biệt thanh chính và thanh phụ cần được đóng cố định vào vách. Đây là một lưu ý khá quan trọng mà quý khách cần nhớ.

Bước 5: Tinh chỉnh cốt trần + Cố định thanh phụ

Nói về cách đóng trần thạch cao, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua bước cố định thanh phụ. Đầu tiên, bạn cần phải tinh chỉnh cốt trần trần cho phẳng 99% là ổn, sau đó mới tiến hành cố định thanh xương phụ với V góc viền tường.

Sau khi lắp thanh phụ, tiếp tục chỉnh lại cho phẳng sau. Sau đó, hãy kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser để xem cao độ trần lúc này có chính xác hay không.

cách đóng trần thạch cao
Thi công cách đóng trần thạch cao

Bước 6: Lắp tấm thạch cao chìm lên hệ khung xương định sẵn

Ở bước này, bạn hãy tiến hành bắn tấm thạch cao lên hệ khung xương định sẵn và bố trí các mối nối thạch cao để đảm bảo chúng có sự xen kẽ nhau. Trong quá trình này, bạn cần kiểm tra cả độ nguyên vẹn của tấm thạch cao và một số lưu ý như:

  • Tấm thạch cao cần được vít chặt với khung xương và khoảng cách giữa các vít tối đa là 2cm.
  • Khi lắp đặt tấm thạch cao, bạn phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.
Cách đóng trần thạch cao
Cách đóng trần thạch cao, lắp đặt tấm thạch cao

Bước 7: Xử lý mỗi nối

Tiến hành xử lý mối nối còn sót lại bằng băng keo lưới và bột sử lý mối nối chuyên dụng. Công đoạn này cần thực hiện để đảm bảo mỹ quan cho trần nhà.

Bước 8: Nghiệm thu, hoàn thiện, vệ sinh công trình

Tiến hành cắt cưa xử lý viền trần và vệ sinh lại là đã có được một công trình trần thạch cao hoàn hảo.

B – Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả

Cách thi công trần thạch cao thả thường sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc thi công trần thạch cao chìm, tuy nhiên, các bước cũng sẽ gần như tương tự nhau. Cụ thể như sau:

  1. Xác định độ cao và vị trí lên khung xương trần thả đầu tiên. Hãy tiến hành định vị V sơn viền tường cũng như ty treo thanh chính.
  2. Tiến hành ắp đặt xương chính và phụ, chúng liên kết với nhau bằng mắt cát liên kết của thanh xương trần thả.
  3. Sau đó cắt bỏ đầu ngàm T 1.2 m và gác (kê) lên V sơn viền tường hàng đầu tiên.
  4. Căn chỉnh khung xương sao cho tạo sự vuông góc với nhau. Để tránh trường hợp Tường nhà hoặc vách bị cong vênh thì bạn cần chú ý cắt bỏ thêm bớt sao cho thanh xương chính có sự thẳng hàng khoảng 99% là ok.
  5. Cuối cùng, chỉ cần thả tấm lên khung xương định sẵn là đã có thể hoàn thiện công trình.

Như vậy, cách thi công trần thạch cao thả thật đơn giản đúng không nào?

Cách đóng trần thạch cao thả
Cách đóng trần thạch cao thả vừa đơn giản vừa dễ làm

Như vậy, Trần Nhà VIP chúng tôi vừa giới thiệu đến quý khách quy trình các cách thi công trần thạch cao chìm, trần thả nổi chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết để có thể có một công trình bền đẹp.

Trần Nhà VIP với kinh nghiệm nhiều năm thi công trần thạch cao, sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp cho quý khách những dịch vụ hậu mãi nhất. Để liên hệ tư vấn thi công vui lòng gọi điện trực tiếp đến Hotline hoặc nhắn tin qua số Zalo của chúng tôi.


Hotline: 0981539345
Hà Nội
Hồ Chí Minh